Tin thiet bi loc
Phần trả lời của GS.TS Nguyễn Lân Dũng trong chuyên mục hỏi gì đáp nấp.
Phần trả lời của GS.TS Nguyễn Lân Dũng trong chuyên mục hỏi gì đáp nấp.
* Nghe nói nhiều nơi nước giếng bị nhiễm kim loại nặng. Những kim loại nào trong nước có nguy hại nhất cho sức khỏe?
Bùi Duy Hữu, Cẩm Giàng, Hải Dương
Một báo cáo mới đây cho thấy nguồn nước ở đồng bằng sông Hồng nhiễm thạch tín (arsen) và một số hóa chất khác ảnh hưởng đến sức khỏe của 7 triệu người. Cư dân đồng bằng sông Hồng và thành phố Hà Nội dùng nước từ các “giếng ống” nhiễm arsen và 32 hóa chất khác kể cả mangan, selen và bari.
Tin thiet bi loc : Kim loại nặng ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của con người
Nồng độ arsen có nơi tới 810 microg/lít; 27% giếng vượt quá nồng độ an toàn 10 microg/L do Tổ chức Y tế Thế giới quy định. Ước lượng khoảng 3 triệu người dùng nước có nồng độ arsen trên 10 microg/lít, 1 triệu người dùng nước thông qua lọc nước công nghiệp có nồng độ trên 50 mirog/lít. Khoảng 44% giếng có nồng độ mangan trung bình 0.83 mg/lít vượt quá mức an toàn 0.4 mg/lít do Tổ chức Y tế Thế giới quy định; mangan gây độc hại về thần kinh làm cho trẻ em giảm khả năng trí tuệ.
Nhiễm arsen là điều đáng quan ngại, tiếp theo là mangan. Gần đây đã xuất hiện nhiều tác nhân gây bệnh mới do tình trạng ô nhiễm môi trường, trong đó khả năng cao nhất là nhiễm độc kim loại nặng (asen và các hợp chất asen, niken, crom, chì, thủy ngân,…) và các hóa chất (thuốc trừ sâu, phẩm màu…). Kim loại nặng đi vào cơ thể con người qua da, hô hấp, ăn uống.
Bình thường cơ thể có các cơ chế để đào thải kim loại nặng nhưng khi hàm lượng này vượt mức chống độc của cơ thể thì sẽ dẫn đến nhiều hậu quả như làm tăng nguy cơ gây ung thư, rối loạn trao đổi chất ở các tổ chức sống, các tuyến và các cơ quan nội tạng, làm mất cân bằng các hệ enzym. Nhiễm độc nhôm có thể dẫn đến chứng thiếu máu, viêm ruột kết, lú lẫn, táo bón, khô da, bệnh Alzheimer, suy thận… Nhiễm độc asen gây bệnh móng tay giòn, tiêu chảy, nôn, thiếu máu, rụng tóc, đau đầu, co thắt cơ…
Nhiễm độc đồng gây thiểu năng tuyến thượng thận, dị ứng, rụng tóc, viêm khớp, ung thư, tiểu đường, loãng xương, bệnh tâm thần phân liệt, lão suy, rối loạn chức năng tình dục, đột quỵ… Nhiễm độc chì gây thiếu máu, viêm khớp, viêm não, ảo giác, huyết áp, rối loạn chức năng thận và gan … Nhiễm độc sắt gây viêm đa khớp dạng thấp, ung thư, táo bón, bệnh đái đường, suy tim, bệnh viêm gan, cao huyết áp, mất ngủ… Nhiễm độc niken gây rối loạn chức năng thận, da liễu, nhồi máu cơ tim, ung thư…
Danh sách các thành phần kim loại nặng :
Kim loại nặng (KLN) là những kim loi có tỷ trọng >5mg/cm3: Crôm (7,15g/cm3), Chì (11,34 g/cm3), Thủy ngân (15,534 g/cm3), Cađimi (8,65 g/cm3), Asen (5,73 g/cm3), Mangan (7,21 g/cm3),... KLN được được chia làm 3 loại: các kim loại độc (Hg, Cr, Pb, Zn, Cu, Ni, Cd, As, Co, Sn,…), những kim loại quý (Pd, Pt, Au, Ag, Ru,…), các kim loại phóng xạ (U, Th, Ra, Am,…). KLN không độc khi ở dạng nguyên tố tự do nhưng độc ở dạng ion vì nó có thể gắn kết các chuỗi cacbon ngắn khó đào thải gây ngộ độc.
Thủy ngân (Hg): đặc biệt độc hại là methyl thủy ngân. Thủy ngân dễ bay hơi ở nhiệt độ thường nếu hít phải sẽ rất độc đến hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, phổi, thận có thể gây tử vong. Trẻ em khi bị ngộ độc sẽ bị co giật, phân liệt… Hàm lượng thủy ngân cho phép trong nước uống đóng chai là 6µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), ạtrong nước ngầm là 1µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Asen (As): As hóa trị 3 độc hơn rất nhiều so với hóa trị 5. Liều lượng gây chết người khoảng 50-300 mg nhưng phụ thuộc vào từng người. Con người bị nhiễm độc asen lâu dài qua thức ăn hoặc không khí dẫn đến bệnh tim mạch, rối loạn hệ thần kinh, rối loạn tuần hoàn máu, rối loạn chức năng gan, thận. Ngộ độc asen cấp tính có thể gây buồn nôn, khô miệng, khô họng, rút cơ, đau bụng, ngứa tay, ngứa chân, rối loạn tuần hoàn máu, suy nhược thần kinh,… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Chì (Pb): Các hợp chất chì hữu cơ rất bền vững độc hại đối với con người, có thể dẫn đến chết người. Những biểu hiện của ngộ độc chì cấp tính như nhức đầu, dễ bị kích thích, và nhiều biểu hiện khác nhau liên quan đến hệ thần kinh. Khi bị nhiễm độc lâu dài đối với con người có thể bị giảm trí nhớ, giảm khả năng hiểu, giảm chỉ số IQ, thiếu máu, chì cũng được biết là tác nhân gây ung thư phổi, dạ dày và u thần kinh đệm. Nhiễm độc chì có thể gây tác hại đối với khả năng sinh sản, gây sẩy thai… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 10µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 10µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Crôm (Cr): tồn tại ở 2 dạng hóa trị 3 và 6 tuy nhiên ở hóa trị 6 crôm gây ảnh hưởng xấu đến con người. Gây loét dạ dày, ruột non, viêm gan, viêm thận , ung thư phổi… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 50µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT) , trong nước ngầm là 50µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
Cađimi (Cd): Cađimi được biết gây tổn hại đối thận và xương ở liều lượng cao, gây xương đau nhức trở nên giòn và dễ gãy… Hàm lượng cho phép trong nước uống đóng chai là 3µg/L (QCVN 6-1:2010/BYT), trong nước ngầm là 5µg/L (QCVN 09:2008/BTNMT).
* Than hoạt tính là gì, dùng để làm gì và có thể tự chế tạo được không?
Trần Trọng Kim, Cát Tiên, Lâm Đồng
Than hoạt tính là một chất gồm chủ yếu là nguyên tố carbon ở dạng bột vô định hình, một phần nữa có dạng tinh thể vụn grafit. Ngoài carbon thì phần còn lại thường là tàn tro, mà chủ yếu là các kim loại kiềm và vụn cát. Than hoạt tính có diện tích bề mặt ngoài rất lớn nên được ứng dụng như một chất lý tưởng để lọc hút nhiều loại hóa chất. Diện tích bề mặt của than hoạt tính nếu tính ra đơn vị khối lượng thường là từ 500 đến 2.500 m2/g (một sân quần vợt chỉ có diện tích rộng khoảng 260 m2).
Bề mặt riêng rất lớn này là hệ quả của cấu trúc xơ rỗng mà chủ yếu là do thừa hưởng từ nguyên liệu hữu cơ xuất xứ, qua quá trình sấy ở nhiệt độ cao trong điều kiện kỵ khí. Phần lớn các vết rỗng – nứt vi mạch, đều có tính hấp thụ rất mạnh. Than hoạt tính thường được nâng cấp để tăng cường thuộc tính lọc hút, thấm hút được các kim loại nặng. Nó lại là chất không độc (kể cả khi ăn phải), giá thành sản xuất rẻ (được tạo từ gỗ và nhiều phế chất hữu cơ khác như từ vỏ cây, xơ dừa, trấu, tre).
Chất thải chưa qua thiết bị lọc của quá trình chế tạo than hoạt tính dễ dàng được tiêu hủy bằng phương pháp đốt. Nếu chất đã được lọc là những kim loại nặng thì việc thu hồi lại cũng rất dễ. Cần mua các thiết bị lọc đã có chứa sẵn than hoạt tính chứ không tự làm lấy được đâu!
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp