TIN MỚI

ẢNH

LINH TINH

VIDEO

Friday, March 7, 2014

Nước khoáng, nước suôi và tinh khiết khác nhau ở điểm nào ?

Tin thiet bi loc

Mặc dù có điểm chung đều là nước giải khát, vô trùng, trong suốt, nhưng trên thực tế, nước khoáng thiên nhiên và nước tinh khiết có sự khác nhau về thành phần khoáng chất, nguồn gốc và giá trị sử dụng.
thiet bi loc Cách phân biệt các loại nước
Người tiêu dùng nên đọc kỹ thông tin về sản phẩm để tránh phải trả tiền nước khoáng qua loc nuoc cong nghiep mà được uống nước tinh khiết - Ảnh: Thu Hằng


Theo PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và công nghệ thực phẩm (ĐH Bách khoa Hà Nội), phần lớn các loại nước bán trên thị trường hiện nay là nước tinh khiết.
Thực chất nước tinh khiết là nước máy hoặc xử lý nước giếng khoan được lọc sạch, tiệt trùng loại bỏ tạp chất, diệt khuẩn bằng phương pháp khác nhau làm giảm các ion kim loại, tẩy trùng, tẩy mùi.
Trong khi đó, nước khoáng phải tuân thủ theo một quy trình sản xuất khắt khe, được khai thác và đóng chai ngay tại nguồn, điển hình như LaVie, Vital, Kim Bôi… nên giữ dược các thành phần khoáng chất quý có lợi cho sức khỏe.
Ông Nguyễn Đức Dũng, Giám đốc marketing Công ty cổ phần Vital cho hay, ở Việt Nam hiện nay, do thiếu phân biệt nên người tiêu dùng đang phải trả tiền mua nước tinh khiết ngang với giá nước khoáng.
Nếu để ý, người tiêu dùng cũng không khó phân biệt 2 loại nước này. Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia được Bộ Y tế ban hành có hiệu lực từ 1.1.2011, trên nhãn hàng hóa của nước khoáng thiên nhiên đóng chai bắt buộc phải có dòng chữ “Nước khoáng thiên nhiên”. Ngoài ra, phải ghi tên nguồn nước khoáng và khu vực có nguồn khoáng, ghi thành phần hóa học...
Trong trường hợp sản phẩm có hàm lượng fluorid lớn hơn 1 mg/l thì phải ghi là “Có chứa fluorid”. Trường hợp sản phẩm nước khoáng thiên nhiên đóng chai có hàm lượng fluorid lớn hơn 1,5 mg/l thì phải ghi là “Sản phẩm không sử dụng cho trẻ em dưới 7 tuổi”.
Còn nước tinh khiết qua thiết bị lọc để tránh gây hiểu nhầm, không được đặt tên có chữ “nước thiên nhiên” hay “nước khoáng”... Ngoài ra, còn có một cách phân biệt khác, nước khoáng khi lắc nhẹ có hạt khí nhỏ, rót ra cốc có tăm sủi lên. Còn nước tinh khiết thì không.
Mặc dù quy định rõ, nước tinh khiết phải đáp ứng trên 40 chỉ tiêu lý, hóa, vi sinh...; các loại chai và bình chứa cũng đảm bảo tuyệt đối vô khuẩn, nhưng với việc đầu tư những loại thiết bị rẻ tiền, đa phần nước tinh khiết hiện chỉ có thể diệt khoảng 30% vi khuẩn có trong nước ngầm.
PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh khuyến cáo, không phải loại nước uống tinh khiết nào cũng tốt cho sức khỏe và nước càng tinh khiết càng không tốt cho sức khỏe. Khi nước qua xử lý các công đoạn lọc, tẩy trùng, diệt khuẩn, đồng thời cũng loại bỏ các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm... vốn có trong thiên nhiên, nếu dùng kéo dài sẽ gây hiện tượng thiếu khoáng chất đối với cơ thể.
Vì vậy không nên lạm dụng nước tinh khiết hằng ngày.
Nhà sản xuất có đề rõ nước suối hay nước tinh khiết, nước khoáng thì vẫn có sự đánh lận. Nhiều người tiêu dùng không phân biệt cách nào.
 Giống và khác
Nước khoáng, nước suối, nước tinh khiết giống nhau ở chỗ đều là nước vô khuẩn, tiệt trùng bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, là những sản phẩm nước thông qua lọc nước công nghiệp đủ tiêu chuẩn dùng trên thị trường hiện nay. Nhưng ba thứ nước này khác nhau về cơ bản về thành phần khoáng chất, nguồn sản xuất và giá trị sử dụng.
Thành phần
Nước tinh khiết không có thành phần vi khoáng
Nước suối nằm trong các tầng địa chất đặc biệt, có hàm lượng khoáng chất có lợi cho sức khỏe. Nhưng hàm lượng này trong nước suối không ổn định, không cao, nó đúng nghĩa là nước thiên nhiên tiệt trùng.
Nước khoáng có nhiều hàm lượng khoáng chất tốt. Hàm lượng này tương đối ổn định và phải có một số yếu tố đặc hiệu theo quy định của thế giới hoặc tiêu chuẩn Việt Nam.
Trên thị trường hiện nay thường đánh đồng nước suối và xử lý nước giếng khoan , nhưng thực chất thì nước khoáng tốt hơn và có giá trị hơn nước suối.
Công dụng
Nước tinh khiết và nước suối chỉ để giải khát, cung cấp nước hàng ngày. Nước suối có thể thay thế nước tinh khiết
Nước khoáng ngoài giải khát còn cung cấp nhiều nguyên tố vi lượng cho sức khỏe, giúp chữa bệnh làm đẹp. Hàm lượng khoáng chất calci, kẽm, coban, natri… có lợi bồi bổ sức khỏe cho người già, người chơi thể thao, phụ nữ có thai. Nhưng chúng không tốt cho người bị bệnh suy thận, cao huyết áp, hội chứng thần kinh. Dù giá trị cao hơn nhưng nước khoáng không thay thế được nước tinh khiết.
Tránh dùng nhầm
Phân biệt bằng vị giác
Nước khoáng khi uống tạo cảm giác về khoáng chất có vị mặn, ngọt, tê tê đầu lưỡi, cảm giác mát vì hàm lượng CO2. Còn nước tinh khiết không vị không mùi. Nên đọc kỹ khi mua để phân biệt nhãn mác nước uống đóng chai và nước khoáng thiên nhiên. Nước khoáng có hàm lượng cao, hàm lượng thấp. Một số nước khoáng nặng được lọc giảm nhẹ hàm lượng khoáng vẫn có thể dùng hàng ngày.
Phân biệt bằng thị giác
Cả ba loại đều phải đạt đươc đô trong, không màu sắc nhưng chai nước khoáng khi lắc nhẹ có hạt khí nhỏ, rót ra cốc thấy sủi tăm. Còn nước tinh khiết, nước suối ít khoáng thì không có hạt, không sủi tăm.

Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp

 
Copyright © 2013 TIN SỐC, TIN TỨC TỔNG HỢP VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI
Powered byBlogger