Tin Gường gỗ tự nhiên
Trong thời gian qua, đất nước và con người Việt Nam ngày càng chiếm được cảm tình của người Nhật Bản; các sản phẩm đồ gỗ, tủ quần áo gỗ và trang trí nội thất của Việt Nam rất phong phú, đa dạng; nhân công tương đối rẻ hơn các nước trong khu vực; đặc biệt người thợ của Việt Nam rất khéo tay. Vấn đề là ở chỗ Việt Nam có nắm bắt được cơ hội này hay không”.Theo ông Nagashima, để vào được thi trường Nhật Bản vấn đề không phải là giá cả mà là ở khâu thiết kế sản phẩm. Cái khó nhất là làm sao phát triển được các sản phẩm mới lạ, độc đáo, tìm ra nhiều công dụng mới của sản phẩm đó. Ông cho rằng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đi theo lối cũ là sản xuất các sản phẩm vốn để xuất sang Châu Âu và Mỹ để xuất sang Nhật Bản. Ví dụ các bộ bàn ghế, gường gỗ tự nhiên bằng gỗ gụ, gỗ táu to, nặng và độ bền thiên niên vạn đại sẽ không bán được ở Nhật Bản.
Theo chuyên gia, đồ chơi trẻ em bằng gỗ xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản tương đối phức tạp do các chỉ số an toàn về các chất độc hại được quy định rất nghiêm ngặt. Vì vậy so với nhóm hàng to như giường, tủ, bàn, ghế, hay nhóm đồ chơi trẻ em thì nhóm hàng nhỏ dùng để trang trí nội thất như “Home Fashion” và “Home decoration” của Việt Nam có cơ hội vào thị trường Nhật Bản dễ hơn. Ví dụ hàng gốm sứ ( bình hoa, hộp đựng đồ trang sức …) của công ty Thiên Thanh, các mặt hàng quà tặng bằng sừng trâu của công ty Tư Duy, các sản phẩm làm từ xơ dừa, thân và vỏ cây dừa của công ty Kim Bôi… rất độc đáo, giá lại rẻ và hoàn toàn có thể xuất khẩu sang Nhật Bản.
Ông lưu ý rằng các sản phẩm làm bằng một loại nguyên liệu đơn thuần như mây, tre, lá sẽ rất khó bán ở thị trường Nhật Bản. Người Nhật ngày nay ưa chuộng các sản phẩm tủ quần áo gỗ thân thiện môi trường, sản phẩm làm bằng gỗ ép hay bằng nhựa giả mây, các sản phẩm làm kết hợp từ nhiều chất liệu khác nhau như gốm sứ kết hợp sơn mài hay kết hợp với mây, gỗ kết hợp với kim loại…Người Nhật cũng nổi tiếng là khắt khe về chất lượng, họ để ý chất lượng rất kỹ từ ngoài vào trong, từ trên xuống dưới, tất cả đều phải đẹp như nhau. Nếu ưng thuận về kiểu dáng và chất lượng thì giá cả có thể đắt hơn chút họ cũng mua. Riêng về nhóm hàng mây tre, người Nhật thích các sản phẩm nan nhỏ, làm kỹ, mầu trắng ngà hoặc mầu kem. Các sản phẩm mây tre ngày càng ít được dùng hơn trong các gia đình người Nhật, thay vào đó nó được dùng phổ biến ở các quán ăn, phòng trà, trại dưỡng lão hoặc nhà trọ.
Bảng 1: Số liệu XK gỗ và các sản phẩm gỗ : gường gỗ tự nhiên của Việt Nam
Đơn vị : Triệu USDSTT | Tên thị trường | 2008 | 2009 | 2010 | 8T/2010 | 8T/2011 | (%) tăng/giảm | ||
09/08 | 10/09 | 8T/11-10 | |||||||
I | Tổng trị giá xuất khẩu | 62,685.0 | 57,096.0 | 72,192.0 | 45,489.0 | 61,728.0 | -8.9% | 26.4% | 35.7% |
1 | Kim ngạch XK sang Nhật Bản | 8,538.0 | 6,292.0 | 7,727.7 | 4,858.0 | 6,458.0 | -26.3% | 22.8% | 32.9% |
2 | Tỷ trọng XK sang Nhật Bản/cả nước | 13.6 | 11.0 | 10.7 | 10.7 | 10.5 | |||
II | Kim ngạch XK gỗ và các sản phẩm gỗ | 2,829.0 | 2,598.0 | 3,436.0 | 2,152.0 | 2,482.0 | -8.2% | 32.3% | 15.3% |
1 | Kim ngạch XK gỗ & các sản phẩm gỗ sang Nhật Bản | 378.8 | 355.4 | 454.6 | 274.7 | 362.8 | -6.2% | 27.9% | 32.1% |
2 | Tỷ trọng XK gỗ sang Nhật Bản/XK gỗ cả nước | 13.4 | 13.7 | 13.2 | 12.8 | 14.6 |
Theo số liệu này kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ vào Nhật Bản trong 8 tháng đầu năm 2011 đạt 362,8 triệu Đô la Mỹ, tăng 32,1% so với 8 tháng đầu năm 2010 nhưng đáng tiếc tỷ lệ tăng này lại thuộc khối doanh nghiệp có vốn đầu tư từ Nhật Bản như công ty Nittori Furniture, công ty Takaso, công ty Sakura Sonic, công ty Go Go Entertaiment…
Chuyên gia cho rằng hiện nay nhiều doanh nghiệp của Việt Nam xuất khẩu ra nước ngoài nhưng thực tế là làm gia công theo đơn hàng của công ty nước ngoài, gắn nhãn mác của nước ngoài. Ông khuyên các doanh nghiệp của ta mạnh dạn đổi mới về nguyên liệu, về mẫu mã, có chiến lược quảng bá sản phẩm rộng rãi để tự làm ra các sản phẩm mang thương hiệu của chính mình, thương hiệu Việt Nam, bản sắc Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản.
Với tư cách là Tổng thư ký Hiệp hội Các nhà lãnh đạo ngành Công nghiệp và Thương mại Nội thất của Nhật Bản, ông Nagashima gợi ý nên thành lập Hiệp hội Đỗ gỗ và đồ trang trí nội thất Nhật – Việt , hoặc Hội hữu nghị Nhật – Việt về đỗ gỗ và đồ trang trí nội thất. Bước đầu hoạt động của Hiệp hội là xây dựng quan hệ hợp tác tin tưởng lẫn nhau, trao đổi thông tin về ngành hàng, về thị trường và về doanh nghiệp giữa hai nước, sau này có thể tiến tới các chương trình hợp tác cụ thể. Ông cũng gợi ý, Việt Nam nên cử đại diện sang Nhật Bản để tuyên truyền, quảng bá nhằm xúc tiến xuất khẩu và hoặc thu hút đầu tư cho lĩnh vực đồ gỗ, gường gỗ tự nhiên và hàng trang trí nội thất của Việt Nam. Cách tốt nhất là nên sang dự cuộc họp thường niên của Hiệp hội các nhà lãnh đạo hoạt động trong lĩnh vực đồ nội thất Nhật Bản tổ chức vào cuối tháng 12 hoặc giữa tháng 1 (dương lịch) hàng năm để gặp gỡ 50-55 đại biểu đại diện cho các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ lớn nhất ở Nhật Bản có mặt tại cuộc họp này.
Đại diện của Hiệp Hội các nhà xuất khẩu đồ gỗ, tủ quần áo gỗ và thủ công mỹ nghệ TP HCM (Hawa), Hiệp Hội thủ công mỹ nghệ Việt Nam (Vietcraft) và Cục Xúc tiến thương mại hoan nghênh thiện chí của ông Nagashima và hứa sẽ xem xét nghiêm túc vấn đề này./.
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp