Tin thiet bi loc
Một hệ thống gồm nhiều xi lanh chứa khí O2 được đặt cố định vào bề chứa nước mưa, nếu phát hiện thấy nước ô nhiễm, hệ thống sẽ tự động vận hành quy trình lọc nước.
Tin loc nuoc cong nghiep : Các bạn học sinh đang thực hành lọc nước
Hệ thống này do các học sinh: Trương Ngọc Bội Khuyên, Võ Thị Huyền Dịu, Nguyễn Thị Hồng Nhung, lớp 11A3, trường THPT chuyên Lương Thế Vinh, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai nghiên cứu, thiết kế. Cấu tạo của hệ thống gồm bộ phận chứa nước, hệ thống lọc và van cảm biến.
Bình lọc nước công nghiệp ứng dụng phương pháp lọc cát, sỏi truyền thống, kết hợp với một số loại vật liệu mới. Mỗi loại nguyên liệu được chia thành một tầng với bề dày khác nhau, được tính toán sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Van cảm biến được thiết kế gồm nhiều xi lanh thủy tinh nhỏ chứa oxy, các pittong của xi-lanh tiếp xúc với vách ngăn trong ống nước, khi pittong đẩy lên sẽ đẩy vách ngăn cho nước từ bồn chứa chảy qua bể lọc.
Em Trương Ngọc Bội Khuyên, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi nước bị nhiễm bẩn, trong xi-lanh sẽ xảy ra sự phân giải hiếu khí của vi sinh vật và sự oxi hóa của các chất hữu cơ khiến cho thể tích khí tăng lên, áp suất tạo ra giúp đẩy pitton, van nước được mở ra và nước tràn qua thiết bị lọc”.
Điểm sáng tạo của hệ thống này đó chính là việc tạo ra thiết bị nhận biết mức độ ô nhiễm của nước. Khuyên cho biết: “Để đưa vào ứng dụng, tùy theo từng địa phương và chất lượng nước sẽ có tính toán thiết kế thích hợp. Do các vật liệu nhóm nghiên cứu lựa chọn trong bình lọc là cát, sỏi và những vật dụng thông thường nên ít tốn kém”.
Với sáng tạo này, nhóm nghiên cứu vừa được trao giải Ba, Cuộc thi quốc gia về “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 6 (2008 - 2009). Hiện nhóm tiếp tục nghiên cứu để hệ thống có thể nhận biết được các chất ô nhiễm phức tạp hơn thay vì chỉ nhận biết được vi sinh vật và rác thải hữu cơ như hiện nay.
Bình lọc nước công nghiệp ứng dụng phương pháp lọc cát, sỏi truyền thống, kết hợp với một số loại vật liệu mới. Mỗi loại nguyên liệu được chia thành một tầng với bề dày khác nhau, được tính toán sao cho có thể đạt hiệu quả cao nhất.
Van cảm biến được thiết kế gồm nhiều xi lanh thủy tinh nhỏ chứa oxy, các pittong của xi-lanh tiếp xúc với vách ngăn trong ống nước, khi pittong đẩy lên sẽ đẩy vách ngăn cho nước từ bồn chứa chảy qua bể lọc.
Em Trương Ngọc Bội Khuyên, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết: “Khi nước bị nhiễm bẩn, trong xi-lanh sẽ xảy ra sự phân giải hiếu khí của vi sinh vật và sự oxi hóa của các chất hữu cơ khiến cho thể tích khí tăng lên, áp suất tạo ra giúp đẩy pitton, van nước được mở ra và nước tràn qua thiết bị lọc”.
Điểm sáng tạo của hệ thống này đó chính là việc tạo ra thiết bị nhận biết mức độ ô nhiễm của nước. Khuyên cho biết: “Để đưa vào ứng dụng, tùy theo từng địa phương và chất lượng nước sẽ có tính toán thiết kế thích hợp. Do các vật liệu nhóm nghiên cứu lựa chọn trong bình lọc là cát, sỏi và những vật dụng thông thường nên ít tốn kém”.
Với sáng tạo này, nhóm nghiên cứu vừa được trao giải Ba, Cuộc thi quốc gia về “Cải thiện việc sử dụng và bảo vệ nguồn nước” lần thứ 6 (2008 - 2009). Hiện nhóm tiếp tục nghiên cứu để hệ thống có thể nhận biết được các chất ô nhiễm phức tạp hơn thay vì chỉ nhận biết được vi sinh vật và rác thải hữu cơ như hiện nay.
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp