Đời sống - Tâm sự !!!
Gần đây, người dân đang xôn xao về hiện tượng cây bằng lăng gần nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ chuyển màu, và cụ Rùa nổi lên trong ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ.Gần đây, người dân đang xôn xao về hiện tượng cây bằng lăng gần nhà Đại tướng Võ Nguyên Giáp bất ngờ chuyển màu, và cụ Rùa nổi lên trong ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ.Ngày 14/10, PGS. TS Hà Đình Đức, người có thâm niên nghiên cứu về rùa Hồ Gươm từ năm 1991, đã cung cấp một bức ảnh của bà Thủy - phụ trách đền Ngọc Sơn chụp lại được khoảnh khắc cụ Rùa nổi lên. Theo đó, đúng 10h ngày 13/10, khi linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được đưa lên chuyên cơ ATR 72 để đưa Người về với đất Mẹ Quảng Bình, cụ Rùa bất ngờ nổi trên Hồ Gươm như để tiễn biệt Đại tướng. Cụ nổi gần một giờ trước Trấn Ba Đình, đầu hướng về đền Ngọc Sơn nơi thờ Đức Thánh Trần.
Theo PGS. TS Hà Đình Đức, việc tin rằng cụ Rùa nổi lên trong ngày tiễn đưa Đại tướng về đất Mẹ là một hiện tượng linh thiêng hay chỉ là hiện tượng bình thường là tùy vào cách nghĩ của từng người. PGS. TS Hà Đình Đức cũng cho hay, lúc đó cụ Rùa nổi rất gần Đền Ngọc Sơn chỉ cách khoảng 8m, vì thế người hai bên đường khó có thể thấy được, chỉ những ai đứng ở gần đền Ngọc Sơn mới quan sát thấy cụ Rùa nổi. Có một điều đặc biệt mà PGS. TS Hà Đình Đức nhấn mạnh là từ đầu năm nay, cụ Rùa nổi lên rất ít và thời gian nổi cũng không lâu. Đây là lần nổi có thể coi là lâu nhất của cụ Rùa.
Đã có rất nhiều ý kiến băn khoăn trước hiện tượng cụ Rủa nổi lên trong ngày tiễn đưa Đại tướng. Nhiều người cho rằng, đó là một sự linh thiêng. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, hiện tượng cụ Rùa nổi ở Hồ Gươm trùng với các sự kiện lịch sử chỉ là sự ngẫu nhiên. Điểm lại những lần cụ Rùa nổi lên kể từ năm 1991, có thể thấy, rất nhiều lần cụ nổi đúng vào dịp diễn ra các sự kiện nào đó.
Trong dịp Hội thảo quốc tế về Tuần lễ Bảo tồn và Tôn tạo Hà Nội diễn ra từ ngày 14 - 20/11/1993, ngày 19/11/2003, cụ Rùa bò lên nằm trên gò Tháp Rùa, đầu ngẩng cao hướng về phía đặt tượng vua Lê.
Theo PGS. TS Hà Đình Đức, không phải bất cứ lần nào cụ Rùa nổi cũng gắn với một sự kiện nào đó của đất nước. Trong một ghi chép của ông, cho biết, năm cụ nổi nhiều nhất là năm 2007, cụ nổi 71 lần. Cũng là tháng đầu tiên của năm mới, tháng 1/2006 và tháng 1/2007 cụ nổi tới 13 lần. Cho nên việc cụ nổi nhiều trong mấy ngày vừa qua cũng là điều bình thường.
Hiện thông tin về tính xác thực của bức ảnh đang được PGS. TS Hà Đình Đức kiểm chứng cùng tác giả của bức ảnh.
Không chỉ hiện tượng cụ Rùa nổi, mà người dân cũng đang khá tò mò tới cây bằng lăng gần nhà Đại tướng đột nhiên chuyển màu.
Cây bằng lăng này nằm tại ngã 5 Hoàng Diệu - Điện Biên Phủ - Lê Hồng Phong. Cây khá cao (khoảng 10m) và có tán rộng che phủ cả đoạn vỉa hè ở đây. Theo người dân, chỉ trong ít ngày khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, cây bằng lăng này đã thay đổi khá nhiều.
Banabá (Bằng lăng nước) là tên gọi theo tiếng Tagalog (dân tộc lớn nhất Philippines) của loài cây đặc thù của Ấn Độ. Loài này có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Nam Á, hiện có nhiều ở Đông Nam Á, Ấn Độ và các vùng nhiệt đới khác. Thân cây thẳng và khá nhẵn nhụi. Lá màu xanh lục, rụng theo mùa. Hoa màu tím hoặc tím nhạt, mọc thành chùm dài từ 20 đến 40 cm, thường thấy vào giữa mùa hè. Quả lúc tươi màu tím nhạt pha xanh lục, mềm.
Ở Việt Nam bằng lăng cây rụng lá vào đầu mùa đông, ra lá non tháng 3,4. Mùa hoa tháng 5-6, mùa quả từ tháng 8 tháng 10. Khi già chuyển màu đỏ hay tím, mùa đông rụng lá.
Cuối thu nhiều giống cũng rụng lá vàng, lá đỏ, chuyển màu như cây phong xứ lạnh. Thời điểm giữa tháng 10 này là lúc các cây bằng lăng bắt đầu chuyển màu theo quá trình sinh trường của nó. Được biết cây bằng lăng chuyển màu được nhắc đến ở vị trí không gần cổng nhà tướng Giáp. Như vậy, ứng vơi quá trình sinh trưởng của cây, thì đây đúng là thời điểm bằng lăng đổi màu.
nguoiduatin.vn
Chi tiết tại: http://tintonghopnong.blogspot.com/
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp