Trên địa bàn các tỉnh miền Trung hiện có 153 hồ chứa nước xuống cấp nghiêm trọng, trong đó có 53 hồ chứa nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Sau đợt mưa lớn do ảnh hưởng hoàn lưu bão số 8 vừa qua, các hồ chứa đã tích được từ 50% - 80% dung tích. Điều đáng lo ngại là cơ chế quản lý, vận hành các hồ chứa thủy lợi đang có nhiều lỗ hổng.
Nguy cơ mất an toàn hiện hữu
Hồ chứa nước Phú Bài 2, nằm ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế có dung tích hơn 6 triệu m3 được xây dựng cách đây hơn 30 năm. Do không được trùng tu thường xuyên nên đến nay, các hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện, phần thân đập xuất hiện hàng chục điểm bị rò rỉ nước nguy cơ vỡ hồ trong mùa mưa lũ rất dễ xảy ra.
Lo lắng cho sự an toàn của hồ đập, ông Văn An, một hộ dân sống ở gần chân đập hồ Phú Bài 2 cho biết: "Nước ở dưới hạ du so với mức nước trên lòng hồ chênh nhau hàng chục mét. Cách đây mấy năm đã có hiện tượng rò rỉ nước từ thân đập, qua đợt hoàn lưu bão vừa rồi cũng vẫn xuất hiện thêm vết rò rỉ khiến người dân sống dưới hạ du không thể yên tâm".
Rò rỉ nước qua thân đập, cửa xả nước bị rỉ sét, lòng hồ bồi lắng, mái thượng lưu xuống cấp, tràn xả lũ xói lở, bể tiêu năng, cống lấy nước bị lún... đó là những tình trạng chung của nhiều hồ đập nhỏ tại các tỉnh miền Trung.
Có một thực tế, mặc dù các hồ đập nhỏ đang tồn tại quá nhiều tại các tỉnh miền Trung, nhưng hầu hết lại được phân cấp cho cấp huyện và xã quản lý. Có lẽ vì điều này, chính quyền và ngành chức năng cấp tỉnh khó kiểm soát được tình trạng an toàn hồ đập mà chỉ nghe báo cáo từ cấp dưới. Duy nhất trên địa bàn miền Trung, chỉ có tỉnh Quảng Ngãi tổ chức được các đoàn kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tình trạng các hồ đập trước mùa mưa năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Lạc, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra đã xác định 32 hộ đập xuống cấp và xây dựng được phương án đối phó ở từng hồ.
"Các địa phương, đơn vị có phương án phòng chống lụt bão riêng cho các hồ chứa. Những hồ chứa nào, công trình nào mất an toàn sẽ không tiến hành tích nước trong mùa mưa nhằm đảm bảo an toàn vùng hạ du", ông Lạc cho biết.
Còn tại tỉnh Quảng Nam, hiện có 73 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích gần 500 triệu m3. Trong số này có 56 hồ đập do huyện và xã quản lý vẫn giữ nguyên hiện trạng của 30 năm về trước. Nói là địa phương quản lý, nhưng do không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành thủy lợi nên công tác quan trắc, đo đạc mực nước hồ, việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ quản lý hồ gần như bỏ ngỏ.
Hồ chứa nhỏ rình rập nguy cơ lớn
Ông Võ Văn Điềm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho rằng, vấn đề quản lý hồ đập nhỏ đang vô hình chung bị thả nổi cho chính quyền cơ sở.
"Địa phương chưa tổ chức được đội ngũ, đơn vị, cơ quan quản lý các hồ này. Hơn nữa, do việc thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, khiến cho các hồ do địa phương quản lý cũng còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề quản lý kỹ thuật theo quy định của Nhà nước, quản lý về sửa chữa, nâng cấp chưa được đầu tư đúng mức", ông Điềm nói.
Tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hiện có gần 60 hồ chứa, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thân đập của các hồ chứa này được đắp bằng đất, thời gian sử dụng quá lâu lại thiếu duy tu bảo dưỡng đã khiến các hồ đập ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn ở chỗ, nhiều hồ chứa đang nằm trong khu đông dân cư, có nguy cơ gây thiệt hại nặng trong mùa mưa lũ.
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, huyện cũng đã đề xuất với tỉnh đề nghị Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ kinh phí nâng cấp hồ chứa, tương tự chương trình an toàn đê biển, đê sông nhằm nâng cao năng lực cho dội ngũ quản lý vận hành hồ chứa.
"Phải có nguồn kinh phí đảm bảo ổn định về lâu dài để nâng cấp sửa chữa hồ. Trong quy hoạch của huyện cũng cần phải được tổ chức, tập huấn cho đội ngũ thực hiện công tác vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn", ông Lý nêu ý kiến.
Theo quy định hiện nay, việc quản lý hồ chứa nhỏ dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao thân đập dưới 15 mét được phân cấp quản lý cho xã. Nhiều xã lại giao cho hợp tác xã quản lý, vận hành, khai thác. Trong khi đó, trình độ, năng lực ở cấp cơ sở quá yếu, người quản lý không có chuyên môn nghiệp vụ, chưa qua đào tạo mà chủ yếu vận hành theo kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa không đảm bảo an toàn trong mưa lũ chưa được kiểm định theo định kỳ. Chính vì thế, hàng vạn hộ dân sống dưới chân đập luôn nơm nớp nỗi lo bị nước cuốn trôi bất kì lúc nào, nhất là trong mùa mưa lũ./.
Nguy cơ mất an toàn hiện hữu
Hồ chứa nước Phú Bài 2, nằm ở xã Thủy Phù, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên-Huế có dung tích hơn 6 triệu m3 được xây dựng cách đây hơn 30 năm. Do không được trùng tu thường xuyên nên đến nay, các hạng mục công trình đã xuống cấp nghiêm trọng. Hiện, phần thân đập xuất hiện hàng chục điểm bị rò rỉ nước nguy cơ vỡ hồ trong mùa mưa lũ rất dễ xảy ra.
Lo lắng cho sự an toàn của hồ đập, ông Văn An, một hộ dân sống ở gần chân đập hồ Phú Bài 2 cho biết: "Nước ở dưới hạ du so với mức nước trên lòng hồ chênh nhau hàng chục mét. Cách đây mấy năm đã có hiện tượng rò rỉ nước từ thân đập, qua đợt hoàn lưu bão vừa rồi cũng vẫn xuất hiện thêm vết rò rỉ khiến người dân sống dưới hạ du không thể yên tâm".
Hồ Hóc Mít (Quảng Ngãi) đang được gia cố để tránh vỡ đập |
Rò rỉ nước qua thân đập, cửa xả nước bị rỉ sét, lòng hồ bồi lắng, mái thượng lưu xuống cấp, tràn xả lũ xói lở, bể tiêu năng, cống lấy nước bị lún... đó là những tình trạng chung của nhiều hồ đập nhỏ tại các tỉnh miền Trung.
Có một thực tế, mặc dù các hồ đập nhỏ đang tồn tại quá nhiều tại các tỉnh miền Trung, nhưng hầu hết lại được phân cấp cho cấp huyện và xã quản lý. Có lẽ vì điều này, chính quyền và ngành chức năng cấp tỉnh khó kiểm soát được tình trạng an toàn hồ đập mà chỉ nghe báo cáo từ cấp dưới. Duy nhất trên địa bàn miền Trung, chỉ có tỉnh Quảng Ngãi tổ chức được các đoàn kiểm tra, đánh giá lại toàn bộ tình trạng các hồ đập trước mùa mưa năm nay.
Ông Nguyễn Thanh Lạc, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý đê điều và phòng chống lụt bão tỉnh Quảng Ngãi cho biết, qua kiểm tra đã xác định 32 hộ đập xuống cấp và xây dựng được phương án đối phó ở từng hồ.
"Các địa phương, đơn vị có phương án phòng chống lụt bão riêng cho các hồ chứa. Những hồ chứa nào, công trình nào mất an toàn sẽ không tiến hành tích nước trong mùa mưa nhằm đảm bảo an toàn vùng hạ du", ông Lạc cho biết.
Còn tại tỉnh Quảng Nam, hiện có 73 hồ chứa thủy lợi, với tổng dung tích gần 500 triệu m3. Trong số này có 56 hồ đập do huyện và xã quản lý vẫn giữ nguyên hiện trạng của 30 năm về trước. Nói là địa phương quản lý, nhưng do không có cán bộ được đào tạo chuyên ngành thủy lợi nên công tác quan trắc, đo đạc mực nước hồ, việc lưu trữ tài liệu, hồ sơ quản lý hồ gần như bỏ ngỏ.
Hồ chứa nhỏ rình rập nguy cơ lớn
Ông Võ Văn Điềm, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Quảng Nam cho rằng, vấn đề quản lý hồ đập nhỏ đang vô hình chung bị thả nổi cho chính quyền cơ sở.
"Địa phương chưa tổ chức được đội ngũ, đơn vị, cơ quan quản lý các hồ này. Hơn nữa, do việc thiếu kinh phí duy tu bảo dưỡng, khiến cho các hồ do địa phương quản lý cũng còn tồn tại nhiều vấn đề. Trong đó, vấn đề quản lý kỹ thuật theo quy định của Nhà nước, quản lý về sửa chữa, nâng cấp chưa được đầu tư đúng mức", ông Điềm nói.
Tại huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị hiện có gần 60 hồ chứa, được xây dựng từ những năm 60 của thế kỷ trước. Thân đập của các hồ chứa này được đắp bằng đất, thời gian sử dụng quá lâu lại thiếu duy tu bảo dưỡng đã khiến các hồ đập ngày càng xuống cấp nghiêm trọng. Nguy hiểm hơn ở chỗ, nhiều hồ chứa đang nằm trong khu đông dân cư, có nguy cơ gây thiệt hại nặng trong mùa mưa lũ.
Ông Nguyễn Văn Lý, Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị cho biết, huyện cũng đã đề xuất với tỉnh đề nghị Chính phủ cần có chương trình hỗ trợ kinh phí nâng cấp hồ chứa, tương tự chương trình an toàn đê biển, đê sông nhằm nâng cao năng lực cho dội ngũ quản lý vận hành hồ chứa.
"Phải có nguồn kinh phí đảm bảo ổn định về lâu dài để nâng cấp sửa chữa hồ. Trong quy hoạch của huyện cũng cần phải được tổ chức, tập huấn cho đội ngũ thực hiện công tác vận hành hồ chứa đảm bảo an toàn", ông Lý nêu ý kiến.
Theo quy định hiện nay, việc quản lý hồ chứa nhỏ dưới 3 triệu m3 hoặc chiều cao thân đập dưới 15 mét được phân cấp quản lý cho xã. Nhiều xã lại giao cho hợp tác xã quản lý, vận hành, khai thác. Trong khi đó, trình độ, năng lực ở cấp cơ sở quá yếu, người quản lý không có chuyên môn nghiệp vụ, chưa qua đào tạo mà chủ yếu vận hành theo kinh nghiệm thực tế.
Bên cạnh đó, nhiều hồ chứa không đảm bảo an toàn trong mưa lũ chưa được kiểm định theo định kỳ. Chính vì thế, hàng vạn hộ dân sống dưới chân đập luôn nơm nớp nỗi lo bị nước cuốn trôi bất kì lúc nào, nhất là trong mùa mưa lũ./.
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp