Ngày 25/9, tại Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về già hóa dân số, theo điều tra dân số, hiện số lượng cụ bà góa chồng cao gấp 5,5 lần cụ ông góa vợ.
Về tình trạng ly hôn, ly thân, cụ bà cũng cao hơn cụ ông gấp 2,2 lần. Đặc biệt, cứ 2 cụ bà trên 80 tuổi mới có 1 cụ ông.
Trong khi đó, người cao tuổi (NCT) nữ lại đối mặt với nhiều bệnh tật, khuyết tật hơn nam giới, đồng thời họ cũng có thu nhập kém hơn, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, BHYT thấp hơn nam.
Hội thảo này cũng cảnh báo tốc độ già hóa dân số nhanh tới mức chóng mặt ở Việt Nam. Trong khi các nước trên thế giới mất cả gần 100 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa sang cơ cấu dân số già thì Việt Nam chỉ mất 15 -20 năm.
Chỉ trong 15 năm (1993 - 2008), tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (từ 12% lên 30%). Một điểm rất đáng lưu ý là nếu tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ em do số trẻ trai cao hơn số trẻ gái, thì tình trạng này ở NCT lại ngược lại, số phụ nữ đang lớn hơn nhiều so với nam giới.
Được biết, cơ cấu giới tính trong nhóm dân số cao tuổi ở Việt Nam có đặc điểm: nhóm tuổi càng cao, chênh lệch giới tính càng lớn. Nếu ở nhóm từ 60-64 tuổi, số cụ bà gấp 1,25 lần số cụ ông, thì lần lượt các nhóm sau sẽ tăng dần.
Sự chênh lệnh giới tính trong người cao tuổi Việt Nam cũng theo quy luật chung: tỷ số giới tính của dân số càng ở các nhóm tuổi cao càng giảm, do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ. Điều này dẫn tới hiện tượng "nữ hóa trong người cao tuổi".
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, dự báo đến năm 2050 tuổi thọ bình quân người Việt sẽ đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á, ở mức 80,4 tuổi.
Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tuổi thọ bình quân người Việt đã tăng trưởng nhanh hơn mức tăng chung của thế giới. Trong đó năm 1960, tuổi thọ bình quân người Việt là 40 tuổi (bình quân chung của thế giới là 48 tuổi) thì hiện tuổi thọ bình quân người Việt đã đạt hơn 73 tuổi, bình quân tuổi thọ chung của thế giới ở mức 69 tuổi.
Đây cũng là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại Hội nghị quốc gia "Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số".
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận: Hiện nay chất lượng dân số thấp, tốc độ già hóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành vấn đề "nóng" và tiếp tục tăng cao, nếu không được xử lý kiên quyết ngay từ bây giờ sẽ để lại những hệ lụy rất nặng nề về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị.
Cùng với sự mất cân bằng giới tính nghiêng về phía phụ nữ cao tuổi, tốc độ già hóa dân số cũng làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc gia đình. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ NCT bị đối xử không tốt như: Bị nói nặng, bị từ chối nói chuyện, có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm dân số.
Về cảm giác buồn hoặc thất vọng, tỷ lệ NCT có cảm giác này ít nhất một vài lần trong tuần là khoảng 40%. Có gần 30% NCT không thể chia sẻ với ai khi cảm thấy không vui hoặc buồn.
Tỷ lệ NCT sống với con cái giảm xuống từ gần 80% vào năm 1993 xuống còn 62% vào năm 2008 ,tỷ lệ NCT sống cô đơn và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng NCT có tăng lên, tỷ lệ hộ gia đình "khuyết thế hệ" dù chưa cao nhưng cũng đã tăng hơn hai lần.
Theo điều tra Dân số, năm 2011, tỷ lệ NCT trên 60 tuổi của Việt Nam đã hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số, tỷ lệ NCT trên 65 tuổi chiếm 7% dân số. Dân số Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa, dự tính đến năm 2019, dân số trên 65 tuổi sẽ chiếm tới 6,93%, năm 2039 là 14,75% (là mốc được coi là dân số già), năm 2049 là gần 18%.
Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á; tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều nhưng do quy mô dân số đã khá lớn nên hàng năm vẫn tăng thêm gần 1 triệu người; mật độ dân số 267 người/km2 thuộc vào nhóm nước có mật độ cao nhất thế giới
Về tình trạng ly hôn, ly thân, cụ bà cũng cao hơn cụ ông gấp 2,2 lần. Đặc biệt, cứ 2 cụ bà trên 80 tuổi mới có 1 cụ ông.
Trong khi đó, người cao tuổi (NCT) nữ lại đối mặt với nhiều bệnh tật, khuyết tật hơn nam giới, đồng thời họ cũng có thu nhập kém hơn, khả năng tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, BHYT thấp hơn nam.
Hội thảo này cũng cảnh báo tốc độ già hóa dân số nhanh tới mức chóng mặt ở Việt Nam. Trong khi các nước trên thế giới mất cả gần 100 năm để chuyển từ giai đoạn già hóa sang cơ cấu dân số già thì Việt Nam chỉ mất 15 -20 năm.
Chỉ trong 15 năm (1993 - 2008), tỷ lệ này tăng hơn gấp đôi (từ 12% lên 30%). Một điểm rất đáng lưu ý là nếu tình trạng mất cân bằng giới tính ở trẻ em do số trẻ trai cao hơn số trẻ gái, thì tình trạng này ở NCT lại ngược lại, số phụ nữ đang lớn hơn nhiều so với nam giới.
Thực trạng cụ bà góa chồng nhiều hơn cụ ông góa vợ |
Được biết, cơ cấu giới tính trong nhóm dân số cao tuổi ở Việt Nam có đặc điểm: nhóm tuổi càng cao, chênh lệch giới tính càng lớn. Nếu ở nhóm từ 60-64 tuổi, số cụ bà gấp 1,25 lần số cụ ông, thì lần lượt các nhóm sau sẽ tăng dần.
Sự chênh lệnh giới tính trong người cao tuổi Việt Nam cũng theo quy luật chung: tỷ số giới tính của dân số càng ở các nhóm tuổi cao càng giảm, do tuổi thọ của nam giới thấp hơn nữ. Điều này dẫn tới hiện tượng "nữ hóa trong người cao tuổi".
Theo đánh giá của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc, dự báo đến năm 2050 tuổi thọ bình quân người Việt sẽ đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á, ở mức 80,4 tuổi.
Theo Tổng cục Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), tuổi thọ bình quân người Việt đã tăng trưởng nhanh hơn mức tăng chung của thế giới. Trong đó năm 1960, tuổi thọ bình quân người Việt là 40 tuổi (bình quân chung của thế giới là 48 tuổi) thì hiện tuổi thọ bình quân người Việt đã đạt hơn 73 tuổi, bình quân tuổi thọ chung của thế giới ở mức 69 tuổi.
Đây cũng là thông tin được Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đưa ra tại Hội nghị quốc gia "Tổng kết 10 năm thực hiện Pháp lệnh Dân số".
Phát biểu chỉ đạo Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân thừa nhận: Hiện nay chất lượng dân số thấp, tốc độ già hóa dân số nhanh, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành vấn đề "nóng" và tiếp tục tăng cao, nếu không được xử lý kiên quyết ngay từ bây giờ sẽ để lại những hệ lụy rất nặng nề về mặt xã hội, kinh tế, thậm chí cả an ninh chính trị.
Cùng với sự mất cân bằng giới tính nghiêng về phía phụ nữ cao tuổi, tốc độ già hóa dân số cũng làm thay đổi mạnh mẽ cấu trúc gia đình. Theo kết quả nghiên cứu, tỷ lệ NCT bị đối xử không tốt như: Bị nói nặng, bị từ chối nói chuyện, có sự khác biệt rõ rệt giữa các nhóm dân số.
Về cảm giác buồn hoặc thất vọng, tỷ lệ NCT có cảm giác này ít nhất một vài lần trong tuần là khoảng 40%. Có gần 30% NCT không thể chia sẻ với ai khi cảm thấy không vui hoặc buồn.
Tỷ lệ NCT sống với con cái giảm xuống từ gần 80% vào năm 1993 xuống còn 62% vào năm 2008 ,tỷ lệ NCT sống cô đơn và tỷ lệ hộ gia đình chỉ có hai vợ chồng NCT có tăng lên, tỷ lệ hộ gia đình "khuyết thế hệ" dù chưa cao nhưng cũng đã tăng hơn hai lần.
Theo điều tra Dân số, năm 2011, tỷ lệ NCT trên 60 tuổi của Việt Nam đã hơn 8,6 triệu người, chiếm gần 10% dân số, tỷ lệ NCT trên 65 tuổi chiếm 7% dân số. Dân số Việt Nam đang ở giai đoạn già hóa, dự tính đến năm 2019, dân số trên 65 tuổi sẽ chiếm tới 6,93%, năm 2039 là 14,75% (là mốc được coi là dân số già), năm 2049 là gần 18%.
Việt Nam là quốc gia đông dân thứ 14 trên thế giới và thứ 3 trong khu vực Đông Nam Á; tốc độ tăng dân số tuy đã giảm nhiều nhưng do quy mô dân số đã khá lớn nên hàng năm vẫn tăng thêm gần 1 triệu người; mật độ dân số 267 người/km2 thuộc vào nhóm nước có mật độ cao nhất thế giới
Chi tiết tại: Tin tức tổng hợp